Balance

Thăng bằng là phản ứng của cơ thể nhằm duy trì tư thế trong các hoạt động hàng ngày.

Điểm chạm đầu tiên là thăng bằng động – liên tục chao đảo cơ thể qua lại để đạt được thăng bằng trong khoảng thời gian ngắn.

Nhiều phân đoạn thăng bằng động cứ tiếp nối nhau tạo ra một chuỗi liên tục giúp cơ thể không bị ngã xuống.

Đó là cả một quá trình tiếp xúc ngữ cảnh, làm quen tình huống, “cảm giác” được sự chênh lệch và điều chỉnh cơ thể luôn ở trạng thái thăng bằng động tạm thời.

Dần dà, khi mà cảm giác càng ngày càng tốt lên do có kinh nghiệm trong từng step như bước lên xà, dang tay, nghiêng người tuỳ vào chiều gió, tiến về phía trước… sẽ giúp cho mỗi đợt thăng bằng động tồn tại trong khoảng thời gian dài hơn một tí.

Khi khoảng thời gian của một đợt thăng bằng động cực dài HOẶC một chuỗi các thăng bằng động nối tiếp nhưng chủ thể vẫn đứng vững thì có thể xem như là thăng bằng tĩnh – bền vững!

Liên tưởng đến một gia đình, tổ chức hay xã hội cũng vậy.

Những đợt thăng bằng động ban đầu là dày đặc (lúc mới yêu, lúc mới build tổ chức, lúc mới khai quốc…), buộc chủ thể phải luôn luôn thay đổi để phù hợp và sẵn sàng cho đợt thăng bằng mới vì khoảng thời gian ổn định của mỗi đợt thăng bằng động ban đầu còn rất ngắn.

Và lý do gì khiến một đợt cân bằng động đi đến điểm cuối?

– Nội tại : người thăng bằng bị mất tập trung do chỉ đứng nguyên không nhúc nhích sinh ra nhàm chán, bị mỏi do giữ nguyên một tư thế, hoặc bị lệch lực cân bằng vì phải di chuyển về phía trước…

—> muốn không bị ngã và vẫn tiếp tục di chuyển về phía trước thì sẽ phải tạo ra một đợt thăng bằng mới, và để không mỏi thì phải thay đổi tư thế.

Gia đình, tổ chức hay xã hội cũng thế, thay đổi để tiến lên, và song song với đó là phải có cơ chế thăng bằng cho nhịp tiếp theo.

– Ngoại cảnh : người thăng bằng bị chao đảo do muỗi đốt, gió thổi, người khác xô đẩy…

—> muốn không bị ngã trong khi vẫn chịu tác động của ngoại cảnh thì cần có sức chịu đựng (bị muỗi đốt nhiều sẽ quen), cơ thể sẽ phải hơi nghiêng về bên gió thổi (kinh nghiệm đề kháng), nghiêng tạm thời trong khoảnh khắc về phía bị tác động lực để triệt tiêu lực tác động do xô đẩy hoặc bấu víu (phản kháng).

Gia đình, tổ chức hay xã hội cũng tương tự, muốn tiếp tục tồn tại và thăng bằng thì phải có sức đề kháng, phòng vệ và phản khảng trước các tác động của ngoại cảnh.

Nó chính là quá trình tích luỹ kinh nghiệm, sức khoẻ và của cải vật chất để đối đầu các đợt thăng bằng tiếp theo và tiếp tục tiến về phía trước.

Tính ra thì tất cả mọi thứ đều có quy luật theo cách tự nhiên nhất, quan trọng là mình có để ý hay không thôi nhỉ!

Have a nice week!

Keep balance & go ahead!

Trần Quốc Tài – 2024/08/19

Leave a Reply

Scroll to Top